Nếu mỗi khi nói đến huế, sẽ mặc định nơi đây là một chốn non nước hữu tình, cảnh sắc thơ mộng, hòa lẫn vào nhau và tạo ra một xứ huế không vội vã, chỉ yên bình, không huyên náo, chỉ trầm mặc và chẳng có chút gì lưu luyến hay ấn tượng. Vậy thân mời bạn ghé thăm huế, mình sẽ dẫn bạn đến với Đại Nội Huế – chứng tích lịch sử, nơi lưu giữ một miền ký ức hào hùng, tái hiện lại một chốn hoàng cung xa xưa giữa lòng thành thị xứ huế.
Contents
1. Đại Nội Huế được xây dựng năm nào?
Đại Nội Huế được xây dựng vào những năm đầu của thế kỷ 19, được vua Gia Long tiến hành khảo sát từ năm 1803, và khởi công xây dựng năm 1805, nhưng mãi đến thời vua Minh Mạng, công trình này mới được hoàn thành với thời gian hơn 30 năm. Đại Nội Huế – một công trình kiến trúc mang đậm vết tích chốn cung đình xưa cũ của triều đại nhà Nguyễn, và càng tự hào hơn là được công nhận đây là một di sản văn hóa vật thể bởi UNESCO .
Là một công trình có thể nói nguy nga, đồ sộ và mất khá nhiều thời gian, công sức cũng như của cải nhất việt nam. Quá trình từ khởi tạo, xây dựng đến lúc hoàn chỉnh kéo dài hơn 30 năm.Công trình kiến trúc này bao gồm các cụm di tích: Hoàng Thành Huế ( nơi thiết triều và làm việc của vua) và Tử Cấm Thành ( nơi sinh hoạt của vua và hoàng gia).
1.1 Hoàng Thành Huế:
Là nơi thiết triều và làm việc của vua, nên sẽ được thiết kế cùng với lối kiến trúc hòa mình vào thiên nhiên,xung quanh hoàng thành huế được xây dựng có hồ cá, cầu đá, hòn đảo và còn nhiều cây xanh tỏa bóng mát.
Sau những lúc bãi triều căng thẳng thì đây được xem là không gian lý tưởng để giảm bớt sự căng thẳng, mệt mỏi. Nơi đây được chia làm nhiều khu vực khác nhau như khu vực miếu thờ, khu vực đại lễ,v.v… và được bao quanh bằng bốn cổng ở bốn mặt, nhưng xây dựng với lối kiến trúc đẹp nhất chính, và được xem là cổng chính lớn nhất là cổng Ngọ Môn.
– Cổng Ngọ Môn Huế:
Là cánh cửa được xây về hướng “Ngọ” (là hướng bắc – nam, theo như địa lý phong thủy Đông phương lý giải cho vấn đề này, thì là cổng được xây dựng ở phía nam, với ngụ ý rằng: ông vua lúc nào cũng phải quay mặt về phía nam để thuận cho việc cai trị thiên hạ).
Đây chính là một trong những công trình tiêu biểu của miền sông núi Ngự Bình, chứng kiến không biết bao thăng trầm, biến cố, đi qua các chặng đường dài của lịch sử nước nhà, thế mà vẫn uy nghi, hiên ngang vượt qua bao biến động của thời gian, bão táp và chiến tranh.
Ngày 25/8/1945, cũng chính tại cổng Ngọ Môn này,đánh dấu một cột mốc sự kiện lịch sử của việt nam. Vua Bảo Đại – vị vua cuối cùng của triều Nguyễn đọc tuyên ngôn thoái vị, trao phong ấn cho chính phủ lâm thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa .
– Điện Thái Hòa:
Nơi đây diễn ra các buổi nghi triều quan trọng và chỉ có các đại thần, quan tứ trụ cùng hoàng thân quốc thích mới được phép vào diện kiến nơi này. Ở đây được xem là nơi thể hiện uy lực, quyền thế của Hoàng triều Nguyễn nói riêng và cả quốc gia nói chung.
Không chỉ dừng lại ở đó, Điện Thái Hòa còn gây sự tò mò bởi lối trang trí ở nơi đây. 3, 5 và 9 là các con số được không chỉ xuất hiện ở trang trí nội lẫn ngoại thất, mà hệ thống bậc thềm cũng được xây theo các con số đó.
Để giải đáp thắc mắc với những con số này,thì số 3 tượng trưng cho tam tài: thiên- địa- nhân. Số 5 tương ứng cho ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Cuối cùng,số 9 – con số lớn nhất của dãy số, đồng nghĩ rằng số này chỉ dành cho bậc vua chúa, bậc cao nhất của hoàng gia
– Cung Diên Thọ:
Là nơi ở của các vị hoàng thái hậu và thái hoàng thái hậu triều Nguyễn. Cung này tọa lạc phía tây bắc, nằm cạnh điện thái hòa. Với mong muốn cũng như thể hiện bậc hiếu đạo, nghĩ tử của vua dành cho hoàng thái hậu, chỉ mong rằng sẽ kéo dài được tuổi thọ, có thêm nhiều thời gian kề cận, chăm sóc có mẫu thân của mình. Cung này cũng đã trải qua 4 lần thay tên: cung Từ Thọ, cung Gia Thọ, cung Ninh Thọ, và cuối cùng có tên là cung Diên Thọ.
1.2 Tử Cấm Thành:
Đây là nơi sinh hoạt của của vua và hoàng gia. Tuy trải qua nhiều biến cố của lịch sử, nhiều kiến trúc của tử cấm thành cũng được tu sửa khá nhiều, nhưng vẫn giữ được lối kiến trúc đặc trưng của hoàng gia. Đầu tiên, công trình chỉ được gọi là Cung, nhưng đến đời vua Minh Mạng năm 1822, nơi đây được đổi tên là Tử Cấm Thành.
Theo nguồn lịch sử lưu truyền rằng: Tử Vi Viên là nơi ở của Thiên Đình, mà vua chính là con trời, thế nên nơi ở của vua cũng được gọi là Tử Cấm Thành, khu vực chỉ dành riêng cho vua chúa, hoàng gia
2 .Thời điểm đẹp nhất để bạn ghé thăm Đại Nội Huế
2.1 Giá vé và giờ mở cửa tham quan:
– Giá vé cho người lớn: 120.000 đ/ người
– Giá vé cho trẻ em: 30.000 đ/ người
– Giá vé cho khách nước ngoài: 150.000 đ/ người
2.2 Giờ mở cửa tham quan:
– Thời gian mở cửa vào mùa hè: 6h30-17h30
– Thời gian mở cửa vào mùa đông: 7h00-17h00
2.3 Thời điểm đẹp nhất để tham quan:
Ở huế được nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh đẹp, nên ngoài Đại Nội Huế, bạn sẽ thăm viếng các di tích khác trong chuyến du lịch, vì thế việc dịch chuyển, thay đổi các địa điểm tham quan là điều hiển nhiên, nhưng với sự di chuyển nhiều nơi thế này, các bạn có thể chọn các tháng 1 và 2.
Giai đoạn mà huế đang bước vào mùa xuân, mùa đẹp nhất trong năm, điều kiện khá mát mẻ, thoải mái và dễ chịu,phù hợp cho việc du lịch và tham quan Đại Nội Huế.
Thường niên, vào tháng 4 và 5, ở huế sẽ tổ chức hoạt động festival, nhằm giới thiệu, quảng bá và mang huế đến gần hơn với các bạn trong và ngoài nước. Vì thế, thời điểm này Đại Nội Huế cũng là điểm đến khá lý tưởng và được đề xuất nhiều nhất.
Vào dịp festival, nếu bạn sợ cái nắng oi bức ban ngày ở nơi này, thì hẹn bạn ghé thăm Đại Nội Huế vào buổi chiều tối.
Lúc này, Đại Nội Huế sẽ là một diện mạo hoàn toàn khác,nếu như buổi sáng, bạn sẽ thấy nơi này trong rất uy nghiêm, huyền bí và chút gì đó xa xăm gợi nhớ một miền ký ức xưa.
Còn về đêm sẽ là khoảnh khắc của sự long lanh, rực rỡ, khắc họa lại một vẻ đẹp sống động của đêm hoàng cung, để bạn chiêm ngưỡng cũng như hiểu thêm về văn hóa cổ truyền, những kiến thức lịch sử đã học, đã biết và đã từng nghe qua về một địa điểm di tích nổi tiếng của chốn cố đô – Đại Nội Huế.
2.4 Những lưu ý khi tham quan:
– Ở đại nội, với một diện tích rất rộng, thế nên hãy xem lại bản đồ và nắm được sở đồ nơi này, kẻo lại lạc đường, lại mất nhiều thời gian
– Không được chạm tay, chụp hình, quay video, không sờ chạm tay vào những hiện vật trong thời gian tham quan.
– Vì đây là nơi uy nghiêm, nên khi bạn ghé thăm nơi này, hãy chọn cho mình những trang phục phù hợp, không quá lố lăng hay hở hàng, nhằm gìn giữ sự tôn nghiêm và thành kính cho nơi này.
3. Chụp ảnh lưu niệm cùng trang phục cung đình hiện đại
Nếu đã một lần đặt chân đến vùng đất này, sao bạn không lưu giữ kỉ niệm cùng với chiếc áo dài – quốc phục của nước việt nam. Hiện nay, ở huế đã phục hồi và cải tiến hóa chiếc áo dài qua các thời kỳ.
Thật ra không mấy khó khăn hay khiến bạn phải nhọc công kiếm tìm cho mình một chiếc áo dài, rảo bước trên đường, bạn sẽ bắt gặp các tiệm may và cho thuê áo dài.
Tùy theo chất liệu, sự kỳ công, hay có nhiều họa tiết trang trí, mà áo dài ở huế sẽ có giá thành khác nhau, nhưng cũng chỉ giao động từ 50.000đ đến 300.000đ cho một lượt thuê, bạn có thể thoải mái chọn lựa cho mình một bộ áo dài ưa thích nhất và lưu giữ kỉ niệm một lần ghé thăm Đại Nội Huế. Còn nếu muốn có một bộ áo dài cho riêng mình, bạn có thể đặt may theo số đo và kích cỡ của bạn.
4. Ẩm thực cùng tinh hoa xứ huế:
Ngoài những di tích, thắng cảnh, những vẻ đẹp nên thơ, cổ kính thì nơi đây còn được biết đến với những món ăn ngon. Sau những phút giây hoài niệm về Đại Nội Huế, trở về với thực tại, bạn hãy nhớ thưởng thức một bát bún bò và cốc chè bột lọc heo quay nhé.
Thực ra, ngoài bún bò và chè bột lọc heo quay mòn còn nhiều món ngon khác, nhưng kể đến huế, ghé thăm Đại Nội Huế, sẽ nghĩ đến hình ảnh bún bò và chè heo quay- đặc trưng của ẩm thực xứ cố đô
5. Đến Huế nên mua gì làm quà:
Sau một chuyến du lịch, biết thêm nhiều về lịch sử,hiểu thêm những biến chuyển,thăng trầm cùng bao biến động của Đại Nội Huế, thưởng thức những tinh hoa từ ẩm thực của cố đô huế . Bạn có muốn mang chút gì đó xem là đặc sản của đất cố đô để làm quà tặng cho người thân và bạn bè sau chuyến du lịch không nào.
– Mè xững huế: cùng giống tên gọi của nó,thì nguyên liệu chính cho loại kẹo này là mè kết hợp vị bùi bùi, béo béo của đậu phộng và cái ngọt thanh từ mạch nha. Tất cả hòa quyện lại tạo nên hương vị khó phai mờ mỗi khi bạn nhâm nhi tách trà và thưởng thức một thanh kẹo mè xững này.
– Dầu tràm huế: Được chiết xuất từ cây tràm, một loại cây chỉ có huế mới trồng được. Bằng những phương pháp chưng cất, người dân xứ huế đã sử dụng cành, lá và thân của cây tràm để cho ra chai dầu tràm nguyên chất.Sẽ không khó khi kiếm tìm một chai dầu xoa bóp ở ngoài thị trường, hàng việt nam, hàng thái lan hay hàng mỹ, pháp v.v…, thế mà dầu tràm vẫn được tin dùng.
Hỗ trợ điều trị một số bệnh về hô hấp, làm giảm sưng, ngứa do côn trùng đốt, phòng cảm gió lạnh, giảm chướng bụng, đầy hơi ở trẻ. Đặc biệt tính kháng khuẩn ở trong dầu tràm rất cao,nên được rất nhiều bác sĩ khuyên dùng.
6. Tổng kết:
Bạn muốn bước đến cánh cửa thời gian để được một lần xuyên không, bạn muốn được trải nghiệm cảm giác sống ở hoàng cung, muốn hòa mình vào thế giới hoàng gia của thời xưa với bộ áo dài cổ phục thời xưa, hay đơn giản chỉ muốn tận mắt chiêm ngưỡng chứng tích lịch sử đầy khí khái hào hùng của thời Nguyễn, mà trước giờ chỉ xem qua báo đài, hoặc đó chỉ là lời kể lại từ bạn bè.
Nếu có, sao lại ngần ngại gì mà không ghé huế một lần, mình sẽ dẫn bạn đến với sự mộng thơ, trữ tình của huế, dẫn bạn đi thăm nơi uy nghiêm, tráng lệ và là biểu tượng của chốn cố đô – Đại Nội Huế. Vậy bạn có muốn hẹn hò cùng mình không ?