Huế nổi tiếng với những cây cầu gắn liền lịch sử như Cầu Ngói Thanh Toàn, và cũng có những cây cầu mang trong mình biểu tượng của Thành Phố như cầu Chợ Dinh, cầu Trường Tiền. Giờ đây để phát triển du lịch, hay tạo thêm những điểm nhấn trong mắt khách du lịch. Thành Phố đã chú trọng đầu tư thêm những cây cầu như cầu gỗ Lim..và bây giờ đó là Cầu Bán Nguyệt. Vậy Cầu Bán Nguyệt có điều gì thú vì và hấp dẫn, Sau khi cải tạo Bến Me thành Cầu Bán Nguyệt đã đem lại hiệu ứng như thế nào trong mắt người dân Tp Huế. Để hiểu rõ hơn, hãy cũng https://dulichvietnams.com làm rõ vấn đề này nhé.
Contents
1. Ý nghĩa tên gọi Cầu Bán Nguyệt Huế ( Cầu Bến Me )
Cái tên Cầu Bán Nguyệt Huế được giải thích rất đơn giản: Đây là cây cầu thiết kế có hình dáng nửa hình tròn, không có lan can. Nhưng người dân sẽ thích gọi là cầu Bến Me hơn.
Điều thú vị nữa là không hề có xe cộ nào qua lại trên cầu, nên nơi đây được rất nhiều người đến chơi và chụp ảnh. Và công trình cầu bán nguyệt nằm ở khu vực Bến Me, phường Phú Thuận, thuộc bờ Bắc sông Hương
2.Lịch sử về Bến Me
2.1 Cuối thế kỷ 19
Tại sao lại như thế, bạn hãy cùng tôi đi ngược về thời gian giai đoạn cuối thế kỷ 19. Nhà nghiên cứu Phan Thuận An giải thích khá chi tiết về bến sông này: Đến cuối thế kỷ 19, khi sông Hương chưa có cầu bắc qua, trước cửa Nhà Đồ, có một tuyến đò ngang nối liền bến Me với bến đò Trường Súng ở bên kia sông.
Gọi là bến Me vì ngày xưa ở đây trồng nhiều cây me chua.Những cây me chua ngày xưa nay không còn, nhưng cái tên của bến sông xưa vẫn hiện hữu trong tâm trí lớp người cũ.
Trong ký ức của ông, nhà nghiên cứu Phan Thuận An chỉ nhớ trước năm 1975, khu vực bến Me là nơi dân cư của vạn đò Tân Bửu nằm ở phía tây cầu Trường Tiền.
2.2 Sau năm 1975
Sau năm 1975, ngoài một số người tìm về quê cũ hay lên vùng kinh tế mới Lương Miêu, hay Bình Điền lập nghiệp thì khu vực bến Me – một phần dân của vạn đò Tân Bửu vẫn còn bám trụ và chen chúc sống không chỉ trong mấy khoang thuyền mà còn cắm dùi ven bờ sông. Dạo đó đất nước còn khó khăn.
Vì ở vậy nên nhiều gia đình không có hộ khẩu nên không được Nhà nước chu cấp lương thực. Con đông và túng quẫn nên buộc họ phải tìm đủ mọi cách mưu sinh.
Thời đó, chưa làm đường tránh Huế giống như cầu Dã Viên bây giờ nên khu vực bến Me trở thành mặt tiền tiếp giáp với tuyến Quốc lộ I. Buổi tối, từ phía trên cửa Nhà Đồ chạy hết xuống cửa Ngăn trở thành “khu đèn đỏ” di động.
Thỉnh thoảng có xuất hiện những cuộc ẩu đả, tranh giành mối lái giữa những băng nhóm buôn lậu xăng dầu hay mặt hàng tiêu dùng khan hiếm.
2.3 Cuối năm 1993
Ai cũng nghĩ bến Me khó mà hội nhập, đổi thay. Nhưng ngày đó cũng đến, vào cuối năm 1993. Việt Nam lần đầu tiên có Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Cùng với việc lên kế hoạch và sửa chữa, trùng tu di tích phía bên trong Đại Nội, bên ngoài, cả trước Kỳ đài, nơi có sông Hương, Đảng bộ và chính quyền TP. Huế được giao nhiệm vụ quan trọng: Lên kế hoạch giải tỏa khu vực bến này với cách làm khác trước.
Trước khi giải tỏa, chính quyền đã cử cán bộ giỏi về với dân. Họ vừa vận động, thuyết phục vừa tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng. Khi biết nơi ở mới của mình thuận tiện hơn cho kế sinh nhai bà con đồng tình ủng hộ.
Trên diện tích đất rộng gần 10ha mang tên mới là Khu tái định cư Kim Long. Sau khi san lấp mặt bằng, theo quy hoạch, chính quyền tiến hành xây dựng đường sá sạch đẹp, kéo điện và đưa nước sinh hoạt về để dân cư sinh sống.
Đồng thời vận động thêm Hội Bretagne – Việt Nam tại Pháp hỗ trợ chi phí xây dựng trạm y tế, nhà trẻ và trường tiểu học, góp phần quan trọng tạo nên sự khác biệt và trở thành điểm nhấn trong quá trình chỉnh trang đô thị Huế văn minh.
Gồm có 335 ngôi nhà (trong đó có 50 hộ nghèo được Hội Bretagne – Việt Nam hỗ trợ hoàn toàn kinh phí xây dựng) được xây dựng, giúp người dân có nơi ở ổn định, Bến Me sau khi được giải tỏa trở thành một phần của công viên Phú Xuân.
2.4 Đến đầu năm 2019
Đến đầu năm 2019, sau khi khởi động dự án thí điểm “Xây dựng mạng lưới kết nối hệ thống đường bộ phía Nam sông Hương”, và cả dự án thí điểm cầu đi bộ trên Sông Hương do KOICA tài trợ được đưa vào sử dụng.
Tuy nhiên có một vấn đề nảy sinh đó là sự cân đối cảnh quan giữa 2 bên bờ khá chênh lệch. Do đó lãnh đạo thành phố Huế đã giao trách nhiệm đến Trung tâm Công viên Cây xanh Huế tiến hành chỉnh chu công viên Thương Bạc để làm đẹp thêm cho không gian phía Bắc.. trong đó gồm tuyến đường đi bộ đoạn từ cầu Trường Tiền đến cầu Phú Xuân.
Sau khi công viên Thương Bạc được hoàn thành, thì Nhân dân đồng tình ủng hộ, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã chỉ đạo TP. Huế triển khai tiếp dự án chỉnh trang thêm công viên Phú Xuân, đoạn từ cầu Phú Xuân đến cầu Dã Viên. Tuyến đường đi bộ này trở nên mềm mại, thơ mộng, trở thành điểm tụ tập sớm chiều của cư dân bờ Bắc sông Hương.
Còn bến Me ngoài việc mở con đường rộng 12 mét nối từ lề đường Lê Duẩn vào bến Me, để tiện cho người dân đi bơi, tắm, chính quyền sẽ tổ chức bãi đỗ xe khá rộng; đồng thời kêu gọi hình thức xã hội hóa nhà vệ sinh, hoạt động theo phương thức miễn phí giống như ở công viên Tứ Tượng.
3. Mục đích xây dựng cầu Bán Nguyệt Huế
Từ đầu năm 2020, chính quyền thành phố Huế đã lên kế hoạch triển khai dự án làm đường đi bộ hai bên bờ sông Hương nhằm mục đích tạo không gian công cộng tốt hơn cho người dân.
Không còn vẻ u buồn, u tối, và nơi đây trở thành điểm check-in của giới trẻ Huế và du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, ngắm cảnh.
Người dân cố đô rất thích thú với tuyến đường đi bộ, đây là nơi họ tập thể dục, chạy bộ, đạp xe mỗi ngày.
4. Hoạt động ưa thích nhất ở cầu Bán Nguyệt Huế
Đối với các cây cầu bắc qua sông Hương thì rất cao, không thể nào mà nhảy từ trên cầu xuống tắm được, nhưng riêng với cầu Bán Nguyệt Huế thì cả nhà thoải mái con gà mái nhé, nhớ sắm cho mình chiếc áo phao là ok nè.
Đúng vậy tắm là hoạt động được mê mẩn nhất vào giai đoạn hè đối với bất kỳ ai đặc biệt là người dân Huế khi ghé cầu Bán Nguyệt Huế.
Tiếp theo đó là hoạt động chèo Sup chẳng hạn cũng rất thú vị. Bạn hoàn toàn yên tâm khi tắm ở đây bởi thiết kế của cầu Bán Nguyệt Huế giống như một bể bơi ngoài trời, để thuận tiện và đảm bảo an toàn cho trẻ em khi tắm ở sông Hương; phía dưới được đổ đá sỏi, duy trì mực nước thấp phù hợp với trẻ em khi tắm.
Ngoài ra du khách ngại tắm vì ướt át, thì check in bằng cách thả dáng chụp những tấm ảnh so deep cũng là lựa chọn không hề tồi khi đến đây.
Từ cây cầu này du khách có thể ngồi đây ngắm khung cảnh lãng mạn của sông Hương, đặc biệt vào khoảnh khắc hoàng hôn. Bạn không khó để chụp lại khoảnh khắc tuyệt đẹp ấy từ vị trí cầu.
5. Đánh giá của người dân và du khách về cầu Bán Nguyệt Huế
Theo ghi nhận của người dân khu vực công trình cầu bán nguyệt ở Bến Me thì đông đúc người qua lại. Nơi này có vị trí tiện lợi và nằm gần khu công viên, “đường đi bộ xuyên rừng” nên đây sẽ là một địa điểm thú vị để mọi người đến chụp ảnh và ngắm cảnh.
Chị Trần Thị Thúy (28 tuổi, Phú Thuận, Huế) cho biết: “Tôi rất vui khi con đường đi bộ dọc sông Hương được hoàn thành đẹp. Tôi có thể đi bộ ngắm cảnh đẹp của dòng Hương. Nay chính quyền Huế xây dựng thêm cầu bán nguyệt ở Bến Me nữa giúp khung cảnh thêm thơ mộng, trữ tình”.
Bạn Nguyễn Minh Quân (19 tuổi, sinh viên Đại học Y Huế) bộc bạch: “Em thường hay đạp xe ở đây sau giờ học. Có thêm cầu Bán Nguyệt Huế nên bạn bè rủ em đến chụp ảnh”.
6. Tổng kết
Nếu ai đó bảo với bạn đến Huế chỉ để tham quan lăng tẩm, Đại Nội, thì bạn hãy mạnh dạn chê bạn ý lạc hậu nhé, và giới thiệu cho bạn ý điểm check in thú vị cầu Bán Nguyệt Huế…Chắc chắn bạn ấy sẽ mắt chữ A mồm chữ O cho mà xem. Nếu bạn tham khảo bài viết https://dulichvietnams.com/cau-ban-nguyet-hue/ của website https://dulichvietnams.com..Vui lòng để lại nguồn tham khảo bạn nhé.