www.dulichvietnams.com

Tháp Bà Ponagar Nằm Ở Đâu và Giá Vé Như Thế Nào?

Tháp Bà Ponagar
Spread the love

Nhắc đến thành phố Nha Trang người ta thường nghĩ ngay đến những những cung đường biển tuyệt đẹp, những hòn đảo thơ mộng…nhưng nếu chỉ vậy thôi thì sẽ không trọn vẹn cho chuyến đi của bạn. Tháp bà Ponagar – một kiệt tác kiến trúc kì vĩ của người Chăm cổ lớn nhất Việt Nam là lựa chọn cho hành trình thêm thú vị của rất nhiều du khách. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm địa điểm du lịch đậm dấu ấn lịch sử ở bài viết dưới này nhé.

1.Đôi nét về tháp bà Ponagar 

1. 1 Tháp Bà Ponagar xây dựng năm nào

Tháp bà Ponagar – địa điểm du lịch yêu thích của nhiều du khách khi đến Nha Trang (Ảnh: sưu tầm)

Theo lịch sử của người Chăm Pa ngày xưa, nữ thần Po Ina Nagar là Thiên Y Thánh Mẫu, người tạo dựng ra trái đất, sản sinh ra cây cối, lúa gạo cho người dân. Để ghi nhớ công ơn to lớn của bà, người dân nơi đây đã xây dựng công trình này để thờ phụng và mong cầu mùa màng tốt tươi.

Được xây dựng từ thế kỷ 8 – 13, trải qua bao nhiêu năm thăng trầm, công trình vượt thời gian này vẫn trường tồn và giữ nguyên vẻ đẹp cổ kính, kỳ vĩ. Tháp bà Ponagar vừa là công trình kiến trúc tâm linh tín ngưỡng vừa là một trong những địa điểm du lịch hút khách bật nhất ở Nha Trang.

Tháp bà Ponagar không phải là một tháp đơn lẻ mà nó là một quần thể tháp, mỗi ngọn tháp thờ một vị thần khác nhau , trong đó tháp chính cao tới 23 mét – thờ thần Po Nagar và người dân vẫn quen dùng tên của tháp chính để gọi chung cho cả công trình kiến trúc này.

1.2 Kiến trúc Tháp bà Ponagar

Tháp bà Ponagar được xây dựng với 3 tầng với 4 tòa tháp. Công trình đậm dấu ấn kiến trúc vương quốc Chăm Pa cổ này được xây dựng bằng gạch và trang trí nghệ thuật bằng chất liệu gốm – đá, gạch xây khít và không thấy chất kết dính.

Bạn nên tham quan đủ 3 tầng để cảm nhận được kiến trúc độc đáo từ hơn chục thể kỷ trước, đó là:

Tầng tháp cổng: theo thời gian đến nay đã không nữa, chỉ có dấu tích sót lại là những cột trụ và những bậc thang đá dẫn lên tầng 2.

Tầng 2 (Mandapa): theo tiếng Chăm có nghĩa là tĩnh tâm, là nơi khách du khách hành hương nghỉ chân và chuẩn bị lễ vật để dâng lên nữ thần.

Tầng 3: bước lên tầng cao nhất, du khách được dịp chứng kiến ngọn tháp sừng sững 23 mét vô cùng tráng lệ và hùng vĩ. Lòng tháp rỗng tới đỉnh, cửa tháp quay về hướng Đông. Mặt ngoài thân tháp có nhiều gờ, trụ, đỉnh. Các trụ thường đặt gạch trang trí hoa văn hình vòm tháp.

Kiến trúc tháp bà Ponagar vô cùng độc đáo (Ảnh: sưu tầm)

Giá trị của Tháp Bà Ponagar chính là trải qua hàng trăm năm những hình dáng điêu khắc độc đáo của thời kỳ xưa hiện lên công trình vẫn còn chi tiết. Đây chính là địa điểm check in độc đáo, khác lạ cho các tín đồ du lịch.

2.Tháp bà Ponagar nằm ở đâu?

Vô vàn góc sống ảo tại tháp bà Ponagar (Ảnh: sưu tầm)

Khi đến Nha Trang, du khách dễ dàng ghé thăm tháp bà Ponagar dễ dàng vì địa điểm này chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 2km. Tháp bà Ponagar được người Chăm xây dựng trên sông Cái – sông lớn nhất Nha Trang và nhìn thẳng ra cầu Xóm Bóng.

Địa chỉ: 61 Đường Hai Tháng Tư, phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

3.Thời gian ghé tháp bà Ponagar lý tưởng nhất

Để có được những bức ảnh đẹp để đời khi du lịch tháp bà Ponagar, khoảng thời gian lý tưởng nhất cho du khách ghé thăm sẽ rơi vào tháng 4 đến tháng 6. Lúc này thời tiết đẹp, không có mưa, trời nắng vàng rực rỡ, lúc ấy vẻ đẹp của khu di tích sẽ hiện ra rõ nét nhất. Lưu ý lúc này thời tiết khá nắng nóng nên mang theo những vật dụng tránh nắng cần thiết nhé.

 

kinh nghiệm du lịch Tháp Bà PonagarTháp Bà Ponagar – nơi lưu giữ lịch sử, văn hóa của người Chăm pa (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Nếu muốn tránh ồn ào, đông đúc, bạn nên dậy sớm và tham quan tháp bà Ponagar vào lúc buổi sáng. Lúc này thời tiết Nha Trang sẽ có nắng vàng nhẹ, đủ cho du khách có những bức hình lung linh nhất và tự do khám phá kiến trúc độc đáo này, không phải chen lấn đông đúc. Các tòa tháp tại đây được xây bằng gạch và đất nung, nên khi có nhiều nắng hứa hẹn sẽ cho bạn những bức ảnh vô cùng đẹp và đầy màu sắc.

Nếu thuộc tuýp người thích đông vui, nhộn nhịp, bạn có thể ghé tháp bà Ponagar vào buổi chiều. Lúc hoàng hôn buông xuống cũng là lúc bạn có thể bắt lấy những khoảnh khắc “đắt giá” cho việc lưu lại kỷ niệm nơi đây.

4.Thông tin về giá vé tháp Bà Ponagar, giờ hoạt động

4.1 Giá vé Tháp Bà Ponagar

Giá vé tham quan tháp bà Ponagar hiện tại chỉ 25.000 VNĐ/ người, không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào khác.

4.2 Giờ mở cửa

Tranh thủ ghé Tháp bà Ponagar vào khung giờ mở cửa để có những bức ảnh đẹp (Ảnh: sưu tầm)

Tháp Bà hoạt động hầu như quanh năm kể cả ngày lễ tết của Việt Nam. Du khách có thể yên tâm ghé thăm tháp bà Ponagar vào bất kể thời điểm nào trong năm đều được.

Tháp Bà mở cửa đón khách lúc 8h sáng và đóng của vào lúc 18h. Để thuận tiện cho việc tham quan, vui chơi, du khách có thể lựa chọn nhiều địa điểm du lịch trung tâm thành phố Nha Trang.

5. Lễ hội Tháp bà Ponagar – Nét văn hóa độc đáo ở Nha Trang

Nếu muốn tham dự lễ hội Tháp Bà Ponagar, bạn hãy ghé nơi đây từ ngày 20 -23/3 âm lịch hàng năm. Lúc này, hàng trăm ngàn du khách khắp mọi nơi đổ về để tham dự lễ vía Bà, vừa hành lễ, dâng hương lên nữ thần. Đây được xem là một trong những hoạt động văn hóa lớn nhất khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, được xếp hạng là một trong 16 lễ hội cấp quốc gia.

Lễ hội tháp bà Ponagar thu hút với nhiều hoạt động, nghi lễ truyền thống (Ảnh: sưu tầm)

Đây được xem là nét văn hóa của người dân muốn gìn giữ, lưu truyền sự thể hiện tôn kính, lòng biết ơn đến Mẫu và cầu mong sức khỏe, bình an. Đây cũng là dịp hội tụ các giá trị truyền thống, giao thoa văn hóa Việt – Chăm và nhắc nhở thế hệ mai sau nhớ về cội nguồn.

Lễ hội Tháp Bà Ponagar diễn ra hàng năm thu hút đông đảo sự tham gia của các cộng đồng dân tộc Kinh, Chăm, Raglai ở miền Trung, Tây Nguyên. Qua đó giúp kết nối cộng đồng các dân tộc, thể hiện sự đoàn kết các dân tộc anh em.

Lễ vía bà – nét văn hóa độc đáo ở Nha Trang (Ảnh: sưu tầm)

Du khách tham gia lễ hội sẽ được xem các nghi lễ truyền thống như: lễ tắm tượng, lễ thay xiêm y, lễ cúng và hiến tế, đặc biệt là dễ thả hoa đăng bên dòng sông vào đêm 20/3 âm lịch. Xen kẽ giữa lễ chính là các hoạt động khác như hội thi rước, bày mâm quả vào chiều 23 và những tiết mục múa bóng, ca hát diễn ra suốt những ngày lễ tại sân khấu trước tháp chính.

Vậy nên nếu có cơ hội đi du lịch Nha Trang vào thời gian này, du khách nên dành thời để đi tham gia lễ hội đặc sắc này nhé. Đây sẽ là cơ hội lớn cho bạn để có cái nhìn mới về một nền văn hóa cổ truyền thời xa xưa.

6.Những điều cần lưu ý khi tham quan tháp bà Ponagar

Khi tham quan tháp bà Ponagar – đây không chỉ là địa điểm du lịch mà còn là một địa điểm tín ngưỡng tôn giáo, là nơi thờ phụng của người Chăm, du khách lưu ý những điều dưới đây:

Không nói những lời khiếm nhã, bình phẩm xúc phạm liên quan đến nữ thần Ponagar.

Không nói to ồn ào,

Không mang theo thức ăn bên ngoài vào, không ăn uống hay xả rác bừa bãi trong khuôn viên

Trang phục khi vào tham quan nên lịch sự, kín đáo, quần váy dài quá gối trong trường hợp du khách muốn vào thắp nhang, khấn vái bên trong điện. Nếu có lỡ quên hoặc không biết bạn có thể mượn miễn phí áo lam ở khu vực tháp chính.

Đừng quên bỏ giày dép của mình trước khi vào sâu trong điện.

Nên thoa kem chống nắng, đội mũ, đeo kính râm hoặc cầm theo ô để sử dụng khi trời nắng.

Đoàn múa biểu diễn các điệu múa Chăm chỉ hoạt động vào buổi chiều tối, nếu muốn thưởng thức các tiết mục này, bạn nên ghé vào buổi chiều.

Tuân thủ quy định về trang phục nếu muốn vào thắp nhang, khấn vái (Ảnh: sưu tầm)

Đến tháp bà Ponagar không chỉ có quần thể di tích, quang cảnh xung quanh nơi đây cũng là địa điểm không nên bỏ qua. Nằm ở ngọn đồi cao hơn mặt biển 50m, xung quanh là rừng cây núi nong hùng vĩ, hiểm trở, từ Ponagar du khách có thể thu vào tầm mắt những cảnh đẹp kì vĩ tráng lệ của thiên nhiên đúng chất bình yên. Du khách có thể bắt gặp được sự thanh thản trong không gian tĩnh lặng ngay giữa đất trời này.

Nếu Tháp Bà Ponagar chỉ mở cửa cho du khách tham quan vào ban ngày, bạn hãy thử đến đây một lần nhìn ngắm Tháp Bà vào ban đêm, hẳn khung cảnh tuyệt diệu nơi đây về đêm sẽ khiến bạn ngỡ ngàng. Nội bậc giữa màn đêm, Tháp bà lung linh, tựa viên ngọc quý bên bờ sông Cái – Nha Trang.

Kết

Nếu bạn là du khách đam mê tìm hiểu về kiến trúc Chăm Pa cùng Hindu giáo, hoặc là người tín ngưỡng tôn giáo thì tháp bà Ponagar chắc chắn sẽ là lựa chọn lý tưởng khi du lịch đến Nha Trang. Hãy thử một lần ghé thăm nơi đây để cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp của công trình kiến trúc kỳ vĩ này bạn nhé.

Nguồn tham khảo thêm : https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1p_Po_Nagar

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *